Củ hoài sơn hay còn được biết đến với cái tên củ mài là một loại cây được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y. Với những công dụng tuyệt vời đem lại, không quá bất ngờ khi củ hoài sơn được nhiều người lựa chọn ngay trong cả những bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người thắc mắc rằng củ hoài sơn là gì? Công dụng như thế nào? Có tốt không? Mua ở đâu? Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn giải đáp toàn bộ những câu hỏi đó.
Củ hoài sơn là gì?

Tên gọi: Sơn dược, Khoai mài, Củ mài, Chính hoài
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill – Dioscoreaceae
Củ hoài sơn là một giống cây thân leo thường xuất hiện tại các vùng trung du và miền núi. Củ hoài sơn có từ 1-2 rễ, thân hình trụ, nhẵn và dài. Cây hoài sơn có màu đỏ hồng và những củ nhỏ thường mọc ở nách lá. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim dài, đầu nhọn. Cuống lá dài khoảng 1,5–3cm.
Chiều dài của một củ hoài sơn sẽ rơi vào khoảng 30 – 50 cm thậm chí có củ dài lên đến 1m và cắm sâu xuống đất. Vỏ ngoài có màu nâu xám và phần bên trong màu trắng.
Củ hoài sơn thường được thu hoạch vào mùa hè thu khi cây đã lụi tàn. Sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày 2 đêm, rồi đem ra phơi sấy cho đến khô.
Thành phần của củ hoài sơn bao gồm: Tinh bột 16%, choline, dopamine, batasine, abscisin, mannan, phytic acid. Thường được sử dụng để trị các bệnh bạch đái, thận kém, tiêu chảy do thấp hàn, chữa tỳ vị hư yếu, lở, ung nhọt, thổ huyết.
Mua củ hoài sơn ở đâu?

Củ hoài sơn tự nhiên thường mọc lên ở khắp nơi tại các vùng rừng núi của nước ta. Xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. Tuy nhiên hiện nay đã được trồng tại rất nhiều nơi và dùng để chế thuốc.
Củ hoài sơn hiện đang được bán tại rất nhiều nơi trên toàn quốc. Vì thế bạn có thể tìm mua củ hoài sơn ở một số đại lý, cửa hàng và một số trang thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Cuccu.
Tuy nhiên để đảm bảo về chất lượng mình khuyên các bạn nên mua ở những địa chỉ có uy tín. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt hàng online tại địa chỉ phía dưới đây. Vừa tiết kiệm thời gian cũng như công sức đi lại của bạn, vừa tránh tiếp xúc với nhiều người trong mùa dịch bệnh này. Mua tại đây chắc chắn bạn sẽ sở hữu củ hoài sơn chất lượng 100%
Củ hoài sơn có tác dụng gì?

Củ hoài sơn thường được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc đông y dân gian như:
- Bổ phế tỳ, chỉ tả (chữa tiêu chảy),
- Âm hư sinh nội nhiệt: hoài sơn bổ âm nên thanh nhiệt.
- Nhuận bì phu
- Ích thận, trị chứng hư tổn lao thương, di tinh
- Bổ tâm khí, chữa chứng hay quên
- Dùng ngoài trong các trường hợp mụn nhọt, vết loét da…
Cho đến ngày nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng mình được những công dụng của củ hoài sơn trong việc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa
Hoài sơn thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, hỗ trợ điều trị chứng kém ăn, tiêu chảy mãn tính.
- Chứng khó tiêu là một triệu chứng thường gặp ở rất nhiều người. Mặc dù nó không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng lại khiến người mắc cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng thường gặp như đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn. Sử dụng củ hoài sơn sẽ giúp bổ sung lượng tinh bột cần thiết. Trong hoài sơn chứa nhiều hàm lượng chất xơ nên sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, khó tiêu và hội chứng đường ruột kích thích.
- Củ hoài sơn có tác dụng kháng viêm, khôi phục và bảo vệ biểu hiện của Carbonic anhydrase ở tá tràng. Carbonic anhydrase là một loại enzym xúc tác tạo ra bicarbonat ở tuyến tụy giúp trung hòa acid dịch vị.
- Caponin trong thành phần của củ hoài sơn có tác dụng chống oxi hóa giúp làm giảm sự tổn thương mô.
- Giúp làm tăng hàm lượng lợi khuẩn có trong đường ruột.
Hỗ trợ điều trị các rối loạn chuyển hóa
Nghiên cứu cho thấy hoài sơn có khả năng kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng. Hoạt chất protodioscin trong củ hoài sơn có tác dụng làm giảm lipid máu bao gồm cả cholesterol và triglycerid. Củ hoài sơn còn có tác dụng làm hạ đường huyết, thích hợp cho những người đang bị bệnh tiểu đường.
Chống Oxy hóa
Củ hoài sơn có hàm lượng mangan cao, đây là khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate sản xuất năng lượng và chống oxi hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoài sơn chứa một lượng vi lượng kẽm, mangan, sắt, đồng và selen. Việc sử dụng củ hoài sơn hàng ngày sẽ giúp cho cơ thể chống được oxy hóa.
Ngăn ngừa các vấn đề về da
Trong hoài sơn có chứa allantoin, chất giúp kích thích quá trình sản sinh tế bào, đẩy mạnh quá trình phục hồi khi bôi trực tiếp lên chỗ nhọt, vết loét và các bệnh ngoài da khác.
Hoài sơn cũng làm giảm quá trình lão hóa của da giúp da trở nên căng mịn và tươi trẻ. Hoài sơn cung cấp vitamin C phục hồi làn da bị tổn thương, sản sinh collagen giúp da mịn màng. Ngoài ra vitamin C còn giúp đẩy lùi các bệnh tật khác như cho các bệnh nhiễm trùng khác bao gồm bệnh nướu, mụn trứng cá; viêm phế quản.
Tác dụng tích cực tới sức khỏe của phụ nữ
Hoài sơn có công dụng rất tốt cho phụ nữ mãn kinh. Nó bao gồm enzyme cung cấp sự thay thế tự nhiên để thay thế các hormone ở phụ nữ mãn kinh.
Diosgenin trong rễ của củ mài là một phytoestrogen, một loại estrogen tự nhiên. Các nghiên cứu đã cho thấy diosgenin có thể được sử dụng để sản xuất progesterone.
Vitamin B6 là một dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mắc Hội chứng tiền kinh nguyệt, đặc biệt là bệnh trầm cảm. Hoài sơn như một loại thuốc bổ cho phụ nữ giúp cân bằng nội tiết tố, chữa lành các tình trạng cơ thể theo quan điểm toàn diện.
Cách chế biến củ hoài sơn
- Chất nhầy (mucin) có trong củ mài sẽ gây ngứa bề mặt da, vậy nên khi gọt củ mài cần phải mang găng tay.
- Củ mài có 2 dạng tẻ và nếp nên khi gọt để ngoài không khí có loại sẽ bị thâm bởi tác động không khí, củ mài gọt bỏ vỏ, cần có một thau nước để củ mài sau khi gọt xong, và rửa sạch lại để chế biến. Củ mài nấu nhiều món ăn khác nhau nên cũng thái (cắt) theo nhiều kiểu dạng khối vuông, hạt lựu, đập dập, mài nhuyễn, thái lát mỏng, bào sợi, …
Các món ăn với củ hoài sơn

- Hồ cháo củ mài: hoài sơn lượng tùy ý, sao vàng tán bột để sẵn: dùng nước cơm, thêm chút muối ăn, quấy với bột củ mài thành hồ. Dùng cho bệnh nhân kiết lỵ, tiêu chảy.
- Cháo củ mài: củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng, muối ăn tùy ý. Ăn phụ bữa sáng và tối. Dùng cho trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mãn tính, khí huyết hư, chán ăn, táo bón.
- Bún miến củ mài: hoài sơn sống bóc vỏ, sát bột làm thành dạng sợi miến để chế biến.
- Cháo củ mài ý dĩ: củ mài 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ hạt 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 – 100g. Tất cả cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho ai bị tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy và mệt mỏi
Những câu hỏi thường gặp về củ hoài sơn
Củ hoài sơn tiếng anh là gì?
Tên khoa học của củ hoài sơn có tên là Dioscorea persimilis Prain et Burkill – Dioscoreaceae
Củ hoài sơn dùng để làm gì?
Trong Đông Y, củ hoài sơn thường được dùng để bào chế thuốc chữa trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, các bệnh về da.
Trong đời sống, củ hoài sơn có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn luộc hấp, nấu cháo, chè, lẩu,…
Củ hoài sơn có phải có tên gọi khác là củ mài không?
Đúng! Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hoài